U22 Việt Nam và sức bật từ đòn không chiến

Một trái bóng được treo lên cao, cách mặt đất khoảng hơn 2m. Các cầu thủ của đội tuyển U22 Việt Nam liên tục nỗ lực thực hiện những pha đánh đầu có lực. Ngay từ thời điểm này, huấn luyện viên Park đã muốn rèn luyện cho lứa cầu thủ trẻ của U22 mà ông quản lý, có thể tạo những đòn đánh đầu trên không chính xác hơn.

Điểm tựa từ SEA Games năm 2019

Một năm trước tại kỳ SEA Games năm 2019, đội tuyển U22 Việt Nam thắng thế đối phương ở những bàn thắng đến từ đánh đầu. Cụ thể, các cầu thủ như Đức Chinh, Tiến Linh, Thành Chung và Văn Hậu đóng góp #9 bàn từ những pha đánh đầu cho đội tuyển U22 Việt Nam. Con số này cao gấp #3 lần so với đội tuyển Myanmar, đội tuyển Philippines; gấp 4 lần so với các đội tuyển Thái Lan, Lào, Indonesia hay #9 lần so với đội tuyển Singapore, Malaysia.

Rõ ràng, huấn luyện viên Park Hang Seo đã mang đến đất nước Philippines một “ngón đòn” mà trước kia ông chưa từng sử dụng. Đó là ‘tập kích từ trên không’.

Liệu thầy Park có thể khai thác tấn công bằng bóng bổng?

Nói đây là điều bất ngờ mà huấn luyện viên Park Hang Seo dành cho các đối thủ, đặc biệt là đội tuyển  Indonesia và Thái Lan, bởi ở những giải đấu lớn trước đó như AFF Suzuki Cup 2018; VCK U23 châu Á, ASIAD 2018; số pha lập công từ đánh đầu của U22/ĐTQG Việt Nam là vô cùng ít. Thực tế, không phải tự dung huân luyện viên Park Hang Seo lại có thể khai thác tấn công bằng bóng bổng tốt như vậy cho đội tuyển U22 Việt Nam ở SEA Games năm 2019.

Các cầu trẻ sở hữu chiều cao tốt hơn lứa đàn anh

Thầy Park nhận thấy, lứa cầu thủ sinh năm 1997 – 1999 sở hữu chiều cao trung bình tốt hơn nhiều so với thế hệ đàn anh. Với những cầu thủ trên 1m80 như các cầu thủ Văn Hậu; Tiến Linh, Thành Chung, Hoàng Đức, Tấn Sinh;… U22 Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận vòng cấm đối thủ bằng những pha bóng bổng; thay vì duy trì miếng đánh cố hữu là phối hợp bóng ngắn hoặc thực hiện tấn công xẻ nách và khai thác dứt điểm từ tuyến hai.

Bật cao với các bài tập mới

Trong lứa cầu thủ tham dự SEA Games 2019; chỉ còn Văn Toản và Văn Hậu đủ điều kiện thi đấu cho U22 Việt Nam lứa 1999 – 2001. Nhiệm vụ của HLV Park Hang Seo một lần nữa là phải quan sát; theo dõi, tuyển chọn, sàng lọc và huấn luyện cho những cầu thủ mới ở U22 Việt Nam. Sau 2 đợt tập trung hồi tháng 7 và 8 vừa qua; nhà cầm quân người Hàn Quốc dần khoanh vùng những gương mặt phù hợp cho U22 Việt Nam. Để rồi trong đợt tập trung thứ ba này; ông Park bắt đầu nâng cao cường độ với những bài tập về chuyên môn cho học trò.

Bật nhảy, đánh đầu có lực với trái bóng lơ lủng trên cao

Xuất hiện trên sân tập của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam những ngày qua chính là một trái bóng được treo với khoảng cách hơn 2 mét so với mặt đất. Bản thân các cầu thủ U22 Việt Nam; đặc biệt là các trung vệ, phải tìm mọi cách bật nhảy, đánh đầu có lực với trái bóng đang lơ lửng trên cao. Trong danh sách U22 Việt Nam hiện tại; đa phần các cầu thủ có chiều cao từ 1m78 trở lên. Nhiều cầu thủ thậm chí cao 1m83-1m85 như các cầu thủ trẻ Nhâm Mạnh Dũng; Võ Nguyên Hoàng, Bùi Hoàng Việt Anh, Trần Danh Trung…

Trên cơ sở ấy, HLV Park Hang Seo muốn họ khai thác nhiều hơn ở những tình huống bóng bổng; cũng như chống bóng bổng chủ động; tùy vào đối thủ mà U22 Việt Nam chạm trán vào năm sau.

Lộ trình rèn luyện trong 1 năm

Bắt đầu từ những bài tập cơ bản nhưng vô cùng cần thiết; huấn luyện viên Park Hang Seo đã chuẩn bị lộ trình rèn quân xuyên suốt hơn 1 năm (từ tháng 07 năm 2020 – 12 năm 2021) một cách kỹ càng. Sẽ không bất ngờ nếu một năm sau; người ta không chỉ thấy U22 Việt Nam phản công nhanh, chơi bóng ngắn hợp lý; mà còn tận dụng những tình huống bóng bổng để uy hiếp đối thủ.

Trích dẫn từ Bongdaplus.vn
Bích Oanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *